Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh có thể trở thành một cuộc chiến cam go cho mẹ. Nửa muốn thật nhẹ nhàng cho con, nửa lại sợ làm như thế không đủ sạch, mẹ sẽ phải làm gì để cửa ngõ của hệ hô hấp lúc nào cũng sạch sẽ?
Trẻ mới sinh thường có ống mũi hẹp nên chỉ cần một ít gỉ mũi thôi cũng đủ gây nghẹt thở. Mũi không thông thoáng sẽ khiến trẻ khó chịu, ngủ không ngon, quấy khóc. Vì vậy, vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, hơn thế nữa còn giúp phòng chống các bệnh nhiễm trùng.
Thế nhưng, vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh quả là một nhiệm vụ đầy thử thách dành cho mẹ. Vì cơ thể trẻ rất nhạy cảm khi có tác động từ bên ngoài. Trước hết, cách tự nhiên nhất để làm sạch mũi cho trẻ là làm cho bé hắt hơi. Bởi vì bé chưa biết tự xì mũi, nên hắt hơi sẽ giúp tống những chất nhờn hoặc gỉ cứng gây tắc nghẽn bên trong. Mẹ có thể dùng một sợi tóc sạch dụi nhẹ vào trong lỗ mũi bé để gây hắt hơi. Nếu như cách này không hiệu quả, mẹ có thể rửa và hút mũi cho bé để làm cho đường thở thông thoáng.
Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối là lựa chọn an toàn nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi. Việc sử dụng chai xịt mũi rất đơn giản. Mẹ chỉ cần đặt bé nằm nghiêng đầu, sau đó xịt 1 hoặc 2 lần nước muối vào bên trong. Một cách khác là dùng ống nhỏ nước muối, nhỏ vào mỗi bên mũi bé vài giọt, chờ 1-2 phút rồi lau sạch chất dịch chảy ra bên ngoài. Nước mũi sẽ giúp hòa tan chất nhờn làm giảm nghẹt và rửa mũi.
Một số loại nước muối dạng nhỏ giọt và dạng xịt dùng để vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Dùng dụng cụ hút mũi để vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Mẹ có thể sử dụng những dụng cụ hút mũi như ống hút và bóng hút mũi. Dụng cụ hút sẽ giúp loại bỏ ngay lập tức những chân nhầy bên trong. Tuy nhiên đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi thì mẹ chỉ nên áp dụng phương pháp nhẹ nhàng. Trước khi hút mũi, mẹ cần nhỏ nước muối vào mũi trẻ trước để làm gỉ mũi mềm, dễ dàng trôi ra.
Một số lưu ý khi sử dụng cách này:
– Vệ sinh dụng cụ hút sạch sẽ trước và sau khi sử dụng
– Quá trình hút mũi phải thực hiện nhẹ nhàng tránh gây thương tổn niêm mạc mũi.
– Không được hút mũi, vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh quá 2-3 lần/ngày.
– Không sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi quá thường xuyên, vì nó sẽ gây khô mũi trẻ
– Lựa chọn dụng cụ hút mũi được thiết kế phù hợp với kích thước mũi trẻ
Một số loại dụng cụ hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng tay và cắm điện
NP là phương pháp hút mũi được thực hiện bởi y tá, bác sỹ có chuyên môn. Chỉ khi gỉ mũi của con đóng quá cứng không thể làm sạch bằng 2 cách trên thì mẹ lựa chọn cách này. Và cả khi hít thở con phát ra tiếng lạ hoặc cảm thấy khó thở khi ăn và uống thì con cũng nên được NP.
Phương pháp này sẽ giúp mũi con được làm sạch từ phía sâu bên trong. Nhưng cũng phải hạn chế vì hút nhiều lần, trẻ sẽ dễ bị sưng và chảy máu mũi bên trong. Tuyệt đối không nên cho trẻ hút mũi sau khi ăn vì dẫn đến nôn mửa.
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi vì nhiều lý do khác nhau, nhưng phần lớn các trường hợp đều có thể xử lý tại nhà. Để thiên thần nhỏ bớt khó chịu vì sổ mũi, nghẹt mũi, mẹ đừng quên những mẹo hữu ích sau đây nhé!
Xông hơi
Mẹ có thể biến phòng tắm thành một phòng xông hơi nhỏ bằng cách xả nước nóng đầy bồn tắm hoặc để thau nước nóng trong phòng. Sau khi hơi ẩm phủ khắp phòng mẹ và bé vào ngồi xông hơi khoảng 5-10 phút. Không khí ẩm sẽ giúp mũi trẻ được thông thoáng và dễ dàng hắt hơi, đẩy gỉ mũi ra bên ngoài.
Kê gối cao
Đệm gối cho con hơi cao hơn với cơ thể khi ngủ sẽ giúp con hít thở dễ dàng hơn. Các chất nhầy trong mũi cũng sẽ ít tắc nghẽn và dễ dàng thoát ra ngoài. Mẹ chỉ cần đệm thêm một chiếc khăn nhỏ dưới cổ con là được. Ngoài ra, không khí khô hanh cũng chính là nguyên nhân làm mũi đóng gỉ. Vì vậy khi con ngủ mẹ hãy đặt một máy tạo ẩm cho không khí thoáng mát hơn nhé!
2 thắc mắc thường gặp khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
1/ Khi nào thì nên hút mũi cho trẻ ?
– Khi trẻ gặp khó khăn trong việc thở
– Trẻ phát ra âm thanh lạ, khò khè khi hít thở
– Nếu cần phải hút mũi thì nên tránh thời điểm trước khi giờ ngủ và sau giờ ăn. Vì nó sẽ gây nôn mửa ở trẻ.
2/ Có nên vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh trong khi tắm không?
– Mẹ có thể làm sạch mũi cho con trong khi tắm bằng cách dùng bông gòn lau nhẹ nhàng quanh lỗ mũi. Nhưng các chuyên gia không khuyến khích mẹ lau sâu vào bên trong để tránh gây tổn thương niêm mạc mũi.
Nguồn: marrybaby.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét