Cẩm nang chăm sóc bà bầu

Trang tin hữu ích dành cho cả mẹ và bé!

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Nên ăn gì để tốt cho sức khỏe bà bầu?

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu khá quan trọng, vì nó có thể ảnh huởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, nếu không bổ sung đủ axit folic cho cơ thể trong giai đoạn này, nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh của bé rất cao



1/ Những dưỡng chất cần thiết trong 3 tháng đầu
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng, bởi đây là giai đoạn tế bào phôi đang phân hóa cũng như bắt đầu hình thành các chức năng cơ bản của cơ thể. Mang thai 3 tháng đầu, mẹ không cần ăn quá nhiều nhưng phải đảm bảo đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ nên bổ sung thêm khoảng 300 calories mỗi ngày để có thể tăng thêm từ 1 đến 2,5 kg trong thời gian này. Đặc biệt, đừng quên những dưỡng chất quan trọng sau đây để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé, bầu nhé!
– Axit folic: Có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não và cột sống của thai nhi, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tăng cường a-xít folic ngay từ lúc mới “nhen nhóm” ý định mang thai. Mỗi ngày mẹ nên chú ý thêm khoảng 400 mg folic trong thực đơn dinh dưỡng khi mang thai của mình.



– Sắt: Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng phổ biến trong thai kỳ. Khi cơ thể thiếu sắt, lưu lượng máu cung cấp cho cơ thể mẹ bầu sẽ giảm, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, thiếu sắt cũng là nguyên nhân làm mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.
– Canxi: Thai nhi cần canxi để phát triển hệ xương, răng của mình. Nếu không có đủ nhu cầu cần thiết, bé cưng sẽ bào mòn dần canxi trong cơ thể mẹ bầu, tăng nguy cơ mẹ sau sinh bị loãng xương do thiếu canxi.
– Protein: Vừa duy trì năng lượng cho cơ thể, bổ sung protein khi mang thai vừa giúp ngăn ngừa một số triệu chứng thần kinh bất thường ở thai nhi. Nguồn năng lượng từ protein thường chiếm từ 10-35% lượng calories cơ thể cần, tương đương với khoảng 55 – 192 gram/ ngày.
2/ Thực phẩm không thể bỏ qua khi mang thai 3 tháng đầu
– Súp lơ: Vừa chứa sắt, vừa giàu folic, súp lơ là món ngon không thể thiếu trong thực đơn của mẹ. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên đổi vị với các loại rau có màu xanh như xà lách, cải bẹ xanh. Chúng cũng chứa không ít axit folic. Xà lách trộn dầu giấm là món khai vị ngon lành và là dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.
– Họ hàng nhà đậu: Đậu chứa khá nhiều protein, cần thiết cho sự phát triển mô, cơ bắp của thai nhi cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ bầu. Mẹ có thể dùng đậu để nấu chè, vừa dinh dưỡng, vừa dễ làm. Tuy nhiên, đừng cho quá nhiều đường nếu không muốn bị tác dụng ngược mẹ bầu nhé!



– Các loại quả có nhiều múi như cam, quýt, bưởi…: Đây là những loại trái có hàm lượng folic cao nhất trong tất cả các loại trái cây. Hơn nữa, cam quýt còn chứa một lượng lớn vitamin C, vừa giúp hỗ trợ hấp thu sắt, vừa rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
– Đậu phộng: Theo một nghiên cứu, ăn đậu phộng khi mang thai có thể làm giảm khả năng dị ứng của bé cưng sau khi sinh ra. Hơn nữa, đậu phộng cũng chứa nhiều protein và chất béo, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, ăn nhiều đậu phộng cũng gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, cũng như làm bà bầu bị nóng trong người. Tốt nhất, mỗi ngày chỉ nên ăn một nhúm nhỏ đậu phộng, bầu ơi.
– Trứng: Không chỉ là nguồn bổ sung protein dồi dào, trứng gà là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D, cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi.
– Cá hồi: Cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi, là một trong những loại cá an toàn nhất cho thai kỳ của bạn. Đồng thời, lượng omega 3 trong cá hồi cũng hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển tế bào não của thai nhi.
Thịt bò: Thịt bò chứa rất nhiều chất sắt, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thịt bò sống vì như vậy rất nguy hiểm.
– Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều vitamin D, canxi và các lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, sữa chua còn giúp ngăn ngừa triệu chứng táo bón cực kỳ khó chịu trong thai kỳ
3/  Bà bầu nên ăn gì? Các thực đơn tham khảo thêm.
Bữa sáng: 1 ly sinh tố chuối, dâu + 1 tô ngũ cốc trộn sữa
Ăn vặt: Đu đủ cắt miếng nhỏ
Bữa trưa: Mì ý với thịt gà thêm một muỗng sốt mayone béo ngậy. Bạn cũng có thể ăn kèm thêm xà lách hoặc rau diếp và canh củ cải, cà rốt. Thêm một ly nước chanh nữa là hoàn thành bữa trưa dinh dưỡng của bạn.
Ăn vặt: Bánh quy ăn kèm với phô mai + một chén nhỏ hạnh nhân hoặc đậu phộng.
Bữa xế: Sinh tố dâu + một ít đậu nành sấy
Bữa tối: Nui xào thịt + một miếng bánh chuối nho nhỏ. Trước khi đi ngủ, uống thêm một ly sữa để đủ lượng canxi cần thiết, bầu nhé!

Những điều cần tránh khi mang thai các mẹ bầu cần chú ý!

Chỉ một chút sơ xảy, lơ là, sự an toàn của bà bầu và thai nhi sẽ bị đe dọa, tham khảo ngay danh sách những điều cần tránh khi mang thai sau để đảm bảo một thai kỳ siêu khỏe mạnh!

1/ Tránh ăn gì khi mang thai?

Thông qua nhau thai, bé có thể hấp thu những chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, để con phát triển toàn diện, việc lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của mẹ là điều hết sức cần thiết. Ăn gì để con thông minh cũng quan trọng không kém. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả, mẹ cần tránh những thực phẩm gây hại cho con.



– Tránh bổ sung quá nhiều vitamin A: Vitamin A hỗ trợ cho sự phát triển tim, gan, phổi, thận và hệ thống thần kinh của bé. Đồng thời, bổ sung vitamin A trong thai kỳ cũng giúp mẹ bầu nhanh chóng phục hồi sau khi sinh. Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm hằng ngày, mẹ chỉ cần duy trì một chế độ ăn đủ chất là có thể đảm bảo lượng vitamin A cần thiết. Dư thừa vitamin A là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh, thậm chí sảy thai, sinh non… Mẹ nên tránh nạp nhiều gan động vật các loại, do trong gan chứa rất nhiều vitamin A hoạt động. Mách mẹ nguồn vitamin A an toàn: Các loại rau qủa có màu vàng, đỏ như cà chua, cà rốt, bí đỏ…
– Tránh thực phẩm còn sống hoặc chưa chín kỹ: Những thực phẩm chưa chín kỹ là nơi trú ngụ của những vi khuẩn gây hại đến mẹ bầu và thai nhi. Nếu “nghiện” sushi, sashimi hay những loại kem mousse, kem và mayonnaise, mẹ bầu nên tạm thời hy sinh sở thích của mình trong giai đoạn này nhé!



– Tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, những loại cá sống dưới đáy biển sâu… Ăn quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao sẽ lảnh hưởng sự phát triển thần kinh của thai nhi. Cá ngừ chứa khá nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng chứa một hàm lượng thủy ngân đáng để tâm. Vì vậy, mẹ nên hạn chế ăn cá ngừ trong thai kỳ, mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 150gr.
– Tránh thực phẩm chứa hàm lượng cao acrylamide, BPA và các chất độc hại khác:  Theo nghiên cứu, các chất này gây ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng và các vấn đề hành vi của trẻ sau này. Acrylamide thường xuất hiện trong các món ăn chiên, nướng lâu ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như khoai tây chiên.
– Tránh thức ăn quá mặn: Khi mẹ bầu ăn những món quá nhiều muối, thận sẽ tìm cách loại bỏ bớt lượng muối này ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, quá trình loại bỏ này cũng kéo theo một lượng canxi đáng kể. Hệ quả là bạn thiếu hụt lượng canxi cần thiết để duy trì thai kỳ khỏe mạnh.



– Tránh thức uống có cồn và caffein: Trong khi thức uống có cồn như rượu, bia có ảnh hưởng trược tiếp đến sự phát triển não của thai nhi, những thức uống chứa caffein lại tăng khả năng sinh non, sảy thai ở mẹ bầu. Muốn có một thai kỳ hoàn hảo, mẹ nên tránh xa các loại nước uống thiếu thân thiện này nhé!
– Tránh hút thuốc khi mang thai, thậm chí là hút thuốc thụ động. Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ dị tật, sinh non, sảy thai và gây ra những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
2/ Công việc nhà cần tránh khi mang thai
– Tránh dọn chất thải vật cưng trong nhà: Nếu nhà nuôi vật cưng, nhất là mèo, bạn nên nhường phần dọn dẹp “sản phẩm” của chúng cho anh xã nhé! Trong phân mèo chứa ký sinh trùng tên Toxoplasmosis, thâm nhập vào cơ thể thông qua sự tiếp xúc thông thường và có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
– Tránh sử dụng các loại hóa chất độc hại: Nếu có ý định sơn lại nhà cửa hay tiêu diệt muỗi, côn trùng bằng các bình hóa chất, mẹ bầu nên suy nghĩ lại. Hành động này có thể ảnh hưởng đến bé cưng trong bụng. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các biện pháp tự nhiên khác như dùng chanh, sả để đuổi muỗi, dùng baking soda để lau chùi dọn dẹp nhà cửa…
– Tránh những việc leo trèo hoặc phải đứng lên cao như lau màn cửa, quạt trần, dọn cửa sổ… Khi mang thai, khả năng thăng bằng của bạn thường kém hơn rất nhiều, khả năng té ngã cũng cao hơn. Không cần nói mẹ cũng có thể hình dung hậu quả nếu mình té ngã ở độ cao như vậy. Tốt nhất mẹ bầu nên nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh.
– Tránh mang vác nặng nề: Vác bụng bầu đi lại đã là một chuyện khó khăn, nhất là khi bụng càng lớn, áp lực lên vùng lưng càng nặng và bạn dễ bị tổn thương hơn. Đây là cơ hội để bạn tận dụng đặc quyền “bầu bí” của mình.
3/ Làm đẹp khi mang thai, cần tránh những gì?
– Tránh các loại sơn móng tay có thành phần độc hại như Phthalate hoặc Toluene, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, các cơ quan chức năng của thai nhi. Ngoài ra, Phthalate còn làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai ở mẹ bầu.
– Tránh xa các loại son môi chứa nhiều chì: Chì có tác động đến sự phát triển não của thai nhi và mẹ dễ dành hấp thụ hàm lượng chì có trong son mỗi khi ăn uống hoặc liếm môi. Để an toàn, mẹ có thể dùng các loại son có nguồn gốc tự nhiên hoặc sử dụng mật ong, sáp ong, dầu oliu để có làn môi khỏe đẹp tự nhiên.
 Tránh mang giày quá cao: Không thể phủ định, mang giày cao gót có thể giúp dáng bạn trông đẹp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với khả năng giữ thăng bằng kém khi mang thai, nguy cơ té ngã của bạn cũng cao hơn. Không chỉ vậy, mang giày cao gót thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau hông và đau lưng ở phụ nữ, đặc biệt sẽ trở nên nghiêm trọng nếu bạn mang thai. Một đôi giày búp bê hoặc sandal vẫn rất đẹp, hợp thời trang và an toàn cho mẹ bầu.
– Tránh các sản phẩm trị mụn: Khi bị mụn, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được kê toa phù hợp. Hầu hết các loại thuốc trị mụn có các thành phần gây tổn thuơng cho thai nhi: Isotretinoin (còn gọi là Accutane) gây quái thai, sinh non và tử vong ở trẻ sơ sinh hoặc Tetracyclin làm cản trở quá trình phát triển của hệ xương và răng ở thai nhi, Axit Salicyclic và các chất nhóm Retinoids có thể gây ra bất thường bào thai.
Khi mang thai, bạn sẽ được truyền dạy kinh nghiệm từ những người đi trước: Nên ăn gì? Tránh làm gì? Mỗi người, mỗi ý kiến khác nhau. Nhưng để an toàn cho mẹ và cục cưng, bạn nên thuộc nằm lòng những điều cần tránh khi mang thai trên đây của MarryBaby nhé!

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Mẹo nuôi con khi bé mọc răng

Những bà mẹ sinh con đầu lòng thường thắc mắc liệu việc bé mọc răng có ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ không. Câu trả lời là “có”, nhưng quan trọng hơn cả là cách bạn xử lý những khó chịu do mọc răng mang đến


Băn khoăn lớn nhất của các mẹ có lẽ là các bé mọc răng sẽ thích cắn. Nhiều bà mẹ thậm chí còn nghĩ đến việc cai sữa khi con đến giai đoạn mọc răng. Tuy nhiên, điều này không hề có lợi cho bé. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nên kéo dài đến khi bé tròn 1 tuổi hoặc lâu hơn. Vậy mẹ nên xử lý những vấn đề mình đang băn khoăn như thế nào?

Cho bé bú đúng cách

Bất kể là bé mọc răng hay không, khi cho bé ngậm vú mẹ đúng cách, miệng bé sẽ mở rộng và phần lợi sẽ cách xa quầng vú. Trong lúc đó, răng hàm dưới của bé sẽ được che bởi phần lưỡi và không tiếp xúc trực tiếp với bầu ngực của mẹ. Như vậy, bé sẽ không cắn mẹ. Nhưng nếu bé chỉ ngậm phần đầu ngực thì khả năng cắn mẹ do ngứa lợi sẽ dễ xảy ra.


Chú ý thời điểm bé mọc răng

Các bà mẹ có kinh nghiệm đều thấy rằng, thử thách thường xảy ra vào lúc bé đang mọc răng chứ không phải khi những chiếc răng đã lú hẳn ra. Thực chất, vì trong quá trình mọc răng, bé thường cảm thấy khó chịu và đôi khi, bé sẽ muốn tự thay đổi tư thế bú mẹ để giảm bớt sự khó chịu ở những vùng lợi đang sưng vì mọc răng. Để giảm khó chịu cho chính mình, các bà mẹ nên chú ý đến thời điểm bé mọc răng. Hãy duy trì việc cho con bú đúng tư thế. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo để giảm khó chịu trong những thời điểm này:

Trước khi cho bé bú:

Cho bé nhai khăn vải ướp lạnh hay một món đồ chơi chuyên dùng cho trẻ mọc răng để bé thỏa mãn cảm giác muốn nhai, cắn.
Nếu con bạn đã bắt đầu ăn thức ăn thì có thể cho bé gặm một món ăn có độ cứng và ướp lạnh như bánh mì nướng hay một miếng trái cây đông lạnh. Tuy nhiên, với bất kỳ lựa chọn nào bạn cũng nên chú ý để bé không bị hóc, nghẹn.
Bạn có thể dùng ngón tay để massage vùng lợi của bé
Dùng thuốc giảm đau cho bé. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi đưa ra quyết định này.

Trong lúc cho con bú:

Hãy thử điều chỉnh các tư thế cho con bú khác nhau và đảm bảo rằng bé thực sự cảm thấy thoải mái.
Đảm bảo cho bé ngậm vú mẹ đúng cách để giảm khó chịu cho cả mẹ và bé.
Mẹ có thể đặt ngón tay vào miệng của bé trước khi kết thúc cữ bú để bé không cắn phải môi hay lưỡi của mình khi rời khỏi núm vú mẹ.

Sau khi bé bú:

Rửa sạch đầu ngực với nước mát
Sử dụng kem bôi ngực dành cho các mẹ đang cho con bú để giảm đau rát và các vấn đề khác như nứt cổ gà.
Phải làm gì khi bé thích cắn?
Thỉnh thoảng, các bé đang mọc răng sẽ cắn mẹ khá đau. Để tránh tình trạng này, bạn nên cho con bú đúng cách, đỡ trọng lực của bé trên cánh tay hoặc gối cho con bú. Bạn có thể cân nhắc việc vắt sữa và cho con bú từ bình hoặc cốc uống khi đến thời kỳ mọc răng.

Nguồn:marrybaby

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh có dễ như bạn nghĩ?

Ngay sau khi bé ra đời, một trong những việc bạn sẽ phải làm hằng ngày, thậm chí hàng giờ là thay tã cho bé. Hoạt động này diễn ra khá nhiều lần trong ngày do bé đã có những hoạt động tiểu tiện, và bạn cần phải giữ cho bé luôn được sạch sẽ, khô thoáng. Do đó bạn buộc phải trở thành một chuyên gia thay tã trong một thời gian ngắn.Tuy nhiên, thay đổi tã lót của bé không chỉ đơn thuần là vấn để vệ sinh, đây còn là một cơ hội lý tưởng để bố mẹ và bé “tương tác” với nhau, vì thông thường, bé sẽ thức khi được thay tã. 


Công nghệ này cho phép không khí chuyển động và lưu thông một cách dễ dàng, giúp giữ cho mông bé khô hơn và thoải mái hơn, giúp ngăn ngừa hăm tã. Để biết thêm thông tin, hãy cùng chúng tôi truy cập phần sản phẩm để tham khảo những loại tã bỉm cho trẻ sơ sinh của HUGGIES® hiện đang có bán tại thị trường Việt Nam.

Hoạt động thay tã cho bé là những cơ hội tuyệt vời để tương tác, tiếp xúc và “trò chuyện” và tạo nên sợi dây gắn kết với bé. Chính vì vậy, hãy khuyến khích người cha cùng tham gia cùng làm việc này một cách thường xuyên. Rồi anh ấy có thể nhận ra sẽ thực sự thích thú khi làm việc này.

Tắm cho trẻ sơ sinh

Bé thường được tắm rất sớm bởi các nữ hộ sinh từ ngay sau khi ra khỏi bụng mẹ. Nhưng lần đầu tiên bạn tắm cho em bé, bạn có thể sẽ rất run và lo lắng đấy. Vì thế, hãy tham khảo những mẹo vặt, kinh nghiệm và lời khuyên của chúng tôi tại phần tắm cho trẻ sơ sinh.
Khi bạn tắm cho bé, hãy đảm bảo phần cuống rốn của bé phải được giữ càng khô càng tốt để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Hãy hỏi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để được tư vấn thêm về cách chăm sóc phần dây rốn này cho đến khi nó rụng một cách tự nhiên trong khoảng 10 ngày.

Xoa bóp và massage trẻ sơ sinh


Massage trẻ sơ sinh là một sự tương tác tuyệt vời để tạo nên sợi dây tiếp xúc, gắn kết và phát triển mối quan hệ giữa cha mẹ và bé. Hoạt động này đã được chứng minh là rất có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ như:

 Giúp bé thư giãn

 - Giúp phát triển sự yên tâm và tin cậy của bé đối với cha mẹ
 - Massage có thể cải thiện giấc ngủ của bé
 - Giúp tăng cường hệ miễn dịch
 - Cải thiện lưu thông máu và tình trạng da
 - Massage cho bé còn có thể hỗ trợ tiêu hóa

Massage cũng có giúp cho trẻ sơ sinh giảm thiểu các triệu chứng như đau bụng và trào ngược.
Hiện nay, tại nhiều bệnh viện, nhà văn hóa và trung tâm hộ sinh có mở các khóa học về massage trẻ sơ sinh mà bạn có thể tìm hiểu để đăng ký tham dự. Trong loạt bài này, HUGGIES® sẽ cũng cấp là một vài lời khuyên cho bạn khi massage cho bé như:
 Đảm bảo nhiệt đồ phòng đủ ấm cho bé
 Chỉ tiến hành massage nếu bạn cảm thấy thoải mái và em bé của bạn nằm yên tĩnh, vui vẻ (trừ trường hợp massage gíup bé giảm đau)
 - Bắt đầu ở chân và di chuyển nhẹ nhàng lên trên khắp cơ thể
 - Thao tác nhẹ nhàng, dứt khoát và mềm mại
 - Không ấn mạnh lên vùng bụng và ngực bé
 -Khi xoa bóp để giảm đau bụng cho bé, hãy massage bằng các chuyển động vòng tròn bắt đầu từ phía bên tay phải gần bụng của bé
 Sử dụng kem dưỡng da như sorbolene, dầu hạnh nhân. Đây là nhữngloại dầu massage rất có lợi cho da của bé

Đặt bé ngủ

Tìm hiểu và thiết lập “lịch sinh hoạt”  cho bé, tập cho bé quen dần với việc nằm thư giãn và tự ngủ không phải là một việc dễ và có thể thành công trong một hai ngày

Hướng dẫn các mẹ gội đầu cho con đúng cách

Làm thế nào để gội đầu và chọn lựa dầu gội cho con đúng cách là nỗi lo của nhiều chị em. Dưới đây là các mẹo giúp chị em chọn lựa sản phẩm gội đầu và gội đầu đúng cách cho bé yêu.

Chọn lựa sản phẩm dành riêng cho bé



Bước đầu tiên là chọn lựa những loại tinh dầu, dầu gội, dầu xả một cách cẩn thận. Nhiều mẹ chọn dùng các loại tinh dầu, một số khác lại không; đây là sự lựa chọn riêng của mỗi người. Tuy nhiên, chọn lựa một loại sản phẩm không gây kích ứng và phù hợp với trẻ luôn là điều quan trọng thiết yếu. Hãy chú ý:

- Luôn mua sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh. Những sản phẩn này thường không chứa các loại hóa chất có hại mắt hay gây kích ứng da

- Hãy chọn một thương hiệu uy tín.

- Hãy chú ý chọn các loại dầu gội không có độ pH cao.

- Hãy chọn những loại sản phẩm có hương thơm dịu nhẹ như mùi oải hương để giúp bé thư giãn và ngủ sâu giấc hơn.

Chọn sản phẩm phù hợp với từng loại tóc



Với các bé tóc dày, xoăn và cứng, thay vì sử dụng dầu gội đầu thường xuyên, ban có thể gội bằng nước, sau đó dùng dầu xả để tóc mềm mượt hơn. Trẻ có tóc xoăn dày cần phải thường xuyên được gội đầu để tránh tóc bết.

Với các bé tóc thưa, tốt nhất nên gội đầu cho trẻ mỗi tuần 1 lần, nhiều nhất là 2 lần. Ngay cả khi trẻ ít tóc, da đầu vẫn cần giữ sạch sẽ để tóc tiếp tục mọc sau đó. Da đầu trẻ sơ sinh thường ít tiết dầu hơn so với người trưởng thành nên bạn không quá bận tâm về việc phải rửa, gội thường xuyên.

Dưới đây là 6 bước gội đầu cho trẻ

- Giữ cho phòng ấm, tạo một môi trường thoải mái khi gội đầu cho bé. Ví dụ, bạn có thể thả một số đồ chơi giống như con vịt nước hay các món đồ trẻ thích xung quanh.
Thoa dầu gội khắp da đầu. Và đánh lạc hướng trẻ trước khi bạn gội đầu cho chúng là điều cần thiết vì đa số trẻ đều không thích bị gội đầu. Chẳng hạn bạn có thể trò chuyện cùng chúng hay hát bài hát gì đó mà em bé thích.

- Khi gội hãy giữ bé cẩn thận và hơi ngả ra sau tránh để xà bông dính vào mắt và bọt nước dính lên mặt trẻ.

- Đầu tiên làm ướt tóc, cho một ít dầu gội vào miếng bọt biển và mat xa nhẹ nhàng tạo bọt lên mái tóc.

- Hãy mát-xa nhẹ nhàng da dầu, sau đó dùng nước làm sạch các vết bọt dầu gội trên đầu và cổ trẻ.

- Làm khô tóc trẻ ngay sau khi gội. Bạn nên dùng máy sấy để ở chế độ không khí ấm để tránh con bị cảm lạnh. 

Cách phát hiện mắt lác ở trẻ sơ sinh mẹ nào cũng cần biết

Lác là bệnh giảm thị lực về mắt rất phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng nó lại rất dễ dàng bị bỏ qua bởi hầu hết cha mẹ không có kỹ năng nhận biết. Lác mắt có thể được chữa trị khỏi hoàn toàn nếu mẹ phát hiện sớm. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được chữa lác trước 3 tuổi, , tỷ lệ thành công lên tới 92%, 6-8 tuổi là 62%. Nếu để lâu, mắt bé sẽ thành tật nên khả năng phục hồi sẽ kém.



Xin mách mẹ cách kiểm tra mắt trẻ sơ sinh bị lác mẹ nào cũng cần biết

Dùng đèn pin kiểm tra phản xạ ánh sáng của giác mạc

Mẹ có thể lấy một đèn pin nhỏ  cách xa bé khoảng 50cm chiếu thẳng vào gốc sống mũi chỗ giữa hai khóe mắt trong của con và quan sát sự phản chiếu ánh sáng trong giác mạc.
Nếu hai tâm ánh sáng phản chiếu vào đúng trung tâm tròng đen của mắt bé chứng tỏ trẻ không bị lác.
Nếu hai tâm ánh sáng phản chiếu vào đúng trung tâm tròng đen của mắt bé chứng tỏ trẻ không bị lác.
Đánh giá qua hành vi của trẻ



- Hầu như trẻ bị lác mắt đều không có biểu hiện hành vi quá khác thường, tuy nhiên khi hoạt động ngoài trời, trong điều kiện ánh nắng chói chang, trẻ sẽ thường nheo mắt.

- Mẹ có thể quan sát để ý nếu thấy bé thường xuyên nhìn lệch, nhìn nghiêng

- Đưa cho bé một vật bất kỳ, quan sát bé. Nếu bé không tập trung vào đồ vật hoặc phải quay đầu mới nhìn thấy đồ vật ở bên cạnh chứng tỏ bé có dấu hiệu lác

- Vẫn đứng đối diện với trẻ, dùng tay che một bên mắt và tiếp cho mắt còn lại. Sau khi bỏ tay, mẹ để ý xem mắt của bé có “di chuyển” như bình thường hay không?

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Những triệu chứng khó chịu khi mang thai ở chu kỳ cuối của mẹ bầu

Nếu như chu kỳ cuối là chu kỳ mà bạn mong đợi nhất vì bạn sắp sửa được nhìn ngắm khuôn mặt đáng yêu của con, thì đây lại là chu kỳ gây khó chịu nhất cho các mẹ bầu với rất nhiều các triệu chứng khác nhau như ngứa bụng, tiểu són hoặc ngáy. Hãy cùng tìm hiểu về những triệu chứng này và cách khắc phục chúng như thế nào nhé.



Triệu chứng gây khó chịu khi mang thai #1: Ngứa bụng

Rất nhiều mẹ bầu phải gánh chịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu thậm chí những cơn ngứa dữ dội đến mức không chịu nổi ở những tuần cuối thai kỳ, do bụng ngày càng trở nên căng, có cảm giác như sắp “bể chum”. 
Cách đối phó khi mẹ bầu bị ngứa bụng:
Sử dụng thật nhiều kem dưỡng ẩm toàn thân, nên sử dụng loại kem dưỡng ẩm chất lượng tốt sẽ có hiệu quả cao hơn. Bôi nhiều lần trong ngày khi cần thiết. Khi các mẹ đi tắm, đừng bôi xà phòng lên vùng bụng, vì nó có thể là cho da bị khô, khiến mẹ bầu bị ngứa nhiều hơn nữa.

Triệu chứng gây khó chịu khi mang thai #2: Tiểu són



Điều này thật đáng xấu hổ nhưng rất nhiều mẹ phải đối mặt với triệu chứng khó chịu này khi mang thai, đặc biệt là ở chu kỳ cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do vùng cơ đáy xương chậu bị căng ra quá mức khi phải nâng đỡ bụng bầu và trọng lượng của thai nhi ngày càng lớn hơn. Các cơ xương đáy chậu thay đổi khi xuất hiện một áp lực tác động lên bụng bầu, như khi bạn ho hoặc cúi xuống, làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu. Mẹ bầu sẽ thường xuyên thấy mình phải chạy gấp vào nhà vệ sinh, hoặc thậm chí chỉ với những cử động nhỏ như ho, cúi người, mẹ cũng phát hiện vùng kín của mình bị ướt.

Cách đối phó khi mẹ bầu bị són tiểu

Các bài tập Kegels sẽ giúp các mẹ tăng cường cơ bắp vùng xương chậu, tuy nhiên điều đó cũng đòi hỏi một sự kiên trì tập luyện ở mẹ bầu.
Nhiều mẹ bầu đã phải đối phó với triệu chứng này bằng cách sử dụng băng vệ sinh hằng ngày. Tuy nhiên, hãy thận trọng với việc dùng băng vệ sinh vì nó có thể sẽ khiến vùng kín bị bí hơi, gây viêm nhiễm. Nên trao đổi với bác sĩ nếu tình trạng són tiểu nằm ngoài tầm kiểm soát. Nên chọn quần lót có độ thấm hút cao và thay quần lót thường xuyên.

Triệu chứng gây khó chịu khi mang thai #2: Ngáy ngủ

Nếu trước kia bạn chưa từng bao giờ ngủ ngáy thì bạn sẽ không hỏi khó chịu khi bản thân mình lại ngáy ngủ khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ. Theo tổ chức National Sleep Foundation, ngáy ngủ trong thời gian mang thai là do tắc nghẹt mũi, tăng chu vi bụng và tử cung phát triển dưới cơ hoành.
Cách đối phó khi mẹ bầu bị ngáy ngủ
Cách tốt nhất khi mẹ bầu ngáy ngủ là hãy nằm ngủ nghiêng một bên để giữ cho đường hô hấp lưu thông. Mẹ cũng có thể nằm kê đầu cao hơn, bằng cách sử dụng 2 gối.

Nguồn: camnangmangthai.net

Hãy chơi chung với bé nếu muốn con giỏi giang!

Nuôi dưỡng trẻ tốt không chỉ là luôn yêu thương và quan tâm, đi kèm đó là thường xuyên hướng trẻ bỏ những thói quen hay hành vi tiêu cực.

Sự phát triển của trẻ từ khi lọt lòng hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ. Cha mẹ luôn có tầm ảnh hưởng lớn nhất, mang yếu tố quyết định đến việc trẻ trưởng thành sau này. Giao tiếp cùng những hoạt động kết hợp cha mẹ và trẻ là cách tốt nhất để cha mẹ quan sát, hiểu con mình và nhanh chóng hướng dẫn trẻ những hành động tích cực. Có rất nhiều hoạt động thú vị mà cha mẹ có thể làm cùng con, không chỉ vui chơi mà còn là học tập hay sinh hoạt hàng ngày.

Cùng điểm qua những lợi ích cho cha mẹ và trẻ khi chia sẻ không gian chung với các hoạt động hàng ngày nhé

1. Với sự hướng dẫn và có mặt của cha mẹ, trẻ sẽ tự tin hơn.



Trẻ quan sát và học hỏi từ cha mẹ. Khi có cha mẹ ở bên và hướng dẫn, trẻ sẽ không sợ sai, tâm lý nhút nhát này rất phổ biến ở trẻ nhỏ tuổi bắt đầu khám phá. Nếu bạn cùng trẻ tham gia trò chơi gia đình, hãy luôn khiến trẻ cảm thấy đội nhà mình có tinh thần cao và tràn đầy tự tin.

2. Cha mẹ hiểu hơn về tố chất và khả năng của trẻ.

Trẻ em khác nhau về tố chất, tiềm năng và sở thích. Càng nhiều thời gian ở bên trẻ cùng sự quan sát chủ động nhưng không can thiệp, cha mẹ có thể nhận thấy điểm gì còn thiếu ở con cũng như điều gì trẻ có khả năng vượt trội. Nếu cùng chơi với con, đừng chơi như một người lớn mà hãy chơi như một người bạn của trẻ, hãy luôn gợi ý và xem trẻ suy nghĩ như thế nào. Luôn hỏi và cho trẻ quyền quyết định hay “làm chủ cuộc chơi”. Nếu trẻ làm sai, hãy từ tốn gợi ý trẻ làm theo cách khác sáng tạo hơn.

3. Nuôi dưỡng tiềm năng sáng tạo của trẻ.



Trẻ nhỏ luôn có sẵn trong mình khả năng sáng tạo nhất định, nhưng thường sẽ mai một vì sự “đúng đắn” mà cha mẹ hay xã hội đã phân định. Sự sáng tạo được phát triển trong môi trường đa dạng, hay thay đổi và bất ngờ. Để trẻ cùng tham gia những hoạt động thường ngày của cha me, trẻ sẽ được tiếp xúc với chuỗi hoạt động phức tạp và đa dạng.

4. Một số gợi ý về hoạt động cho cha mẹ và trẻ

Bạn và trẻ có thể chơi rất nhiều trò chơi cùng nhau, từ những hoạt động ngoài trời như thả diều, đạp xe, tìm kho báu đến các hoạt động trong nhà, như đố chữ, giải đố, xếp hình, lắp ghép ..v..v..v. Hãy chắc chắn rằng bạn không đứng ngoài bất kì hoạt động nào. Điều quan trọng nhất là bạn chơi cùng trẻ như một người bạn.
Cả nhà cùng vui đùa với nhau luôn giúp trẻ cảm thấy tình yêu thương của cha mẹ. Nhiều khi trẻ rất hứng thú và thấy hài hước khi cha mẹ còn không rõ “luật chơi” khi chơi trò chơi của trẻ. Cuộc sống hiện đại ngày nay đôi khi khiến cho những khoảnh khắc này bị lãng quên. Hệ quả tất yếu là sự xa cách về tinh thần giữa trẻ và cha mẹ. Nếu cha mẹ không thể ngày nào cũng chơi với con, hãy tìm cách tiếp xúc với trẻ qua những hoạt động đơn giản như chuẩn bị bữa cơm, làm vệ sinh cá nhân, dọn dẹp đồ chơi hay sách vở. 

5 Điều cần biết khi chăm sóc bà bầu 3 tháng

Mang thai 3 tháng đầu được xem là giai đoạn “kinh khủng” đối với nhiều chị em, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Vừa phải tìm cách vượt qua những triệu chứng khó chịu trong thai kỳ vừa phải học cách chăm sóc cho bản thân và cục cưng trong bụng. 









1/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Không để bác sĩ “leo cây”
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất trong suốt 9 tháng “mang nặng” của mẹ. Đặc biệt, đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển giác quan cùng các cơ quan trong cơ thể. Nếu không được kiểm tra đầy đủ, thai nhi có thể bị các dị tật bẩm sinh nguy hiểm. Ngoài ra, thực hiện các buổi thăm khám đầy đủ cũng là cơ hội để mẹ biết thêm về tình trạng sức khỏe của mình để chăm sóc theo hướng tốt nhất.



Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên trang bị cho mình kỹ năng nhận biết dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ. Nếu bị ra máu hoặc cảm thấy đau nhẹ, co thắt ở vùng bụng dưới, mẹ bầu nên nhờ bác sĩ kiểm tra liệu những triệu chứng này có bình thường không. 30% phụ nữ mang thai bị ra máu trong 3 tháng đầu nhưng không phải tình trạng nào cũng nguy hiểm. Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm và thực hiện một số xét nghiệm trước khi đưa ra hướng điều trị hợp lý.
2/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Cải thiện tình trạng ốm nghén



Ốm nghén là một trong những điều khó chịu nhất mẹ bầu phải đối mặt trong những tháng đầu thai kỳ. Có mẹ thậm chí không thể ăn được gì vì cơn ốm nghén. Không có cách nào trị dứt điểm cơn ốm nghén, nhưng với những cách sau đây, mẹ bầu có thể hạn chế sự khó chịu chúng mang lại:
– Nhấm nháp một ít đồ ăn vặt như bánh quy, nho khô ngay khi thức dậy. Nếu được, mẹ bầu nên nằm nghỉ 20 -30 phút trước khi rời khỏi giường và bắt đầu ngày mới.
– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, thay vì 3 bữa chính, mẹ bầu có thể ăn 5, 6 bữa nhỏ. Đặc biệt, mẹ nên “thủ” sẵn những món ăn vặt trong túi phòng khi cơn thèm ăn “ghé thăm” bất ngờ.
– Kết thân với những thực phẩm như gừng, vỏ cam, củ cải…
3/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Bảo vệ giấc ngủ của mẹ
Sự thay đổi hormone khi mang thai cùng với cảm giác lo lắng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó ngủ trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, ốm nghén cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng giấc ngủ của mẹ bầu trong giai đoạn này. Để tránh tình trạng mất ngủ khi mang thai, bạn nên tránh những món chiên, rán đầy dầu mỡ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, một ly sữa nóng sẽ giúp mẹ bầu có một giấc ngủ ngon hơn.
Hạn chế uống quá nhiều nước vào buổi tối. Điều này sẽ làm tần suất ghé thăm nhà vệ sinh của bạn tăng lên, và sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
Tư thế ngủ khi mang thai cũng có một phần ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Theo các chuyên gia, tư thế nằm ngủ nghiêng sang bên trái và đặt một chiếc gối mềm mại ở giữa sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, nằm nghiêng bên trái khi mang thai cũng là tư thế tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Trong trường hợp tình trạng mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm. Không nên tự ý mua thuốc ngủ hoặc thuốc an thần, một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cục cưng của bạn.
4/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Nâng niu làn da
Với đợt “ra quân” đầu tiên của những hormone trong thai kỳ, da mặt bạn có thể sẽ bị “xâm chiếm” bởi những đốm mụn xấu xí. Trong trường hợp này, mẹ không nên dùng tay nặn hay sờ lên mặt vì những vi khuẩn trên tay có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Mẹ bầu nên sử dụng sửa rữa mặt có chiết xuất tự nhiên, làm sạch da mỗi ngày 2 lần. Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho da như các loại trái cây giàu vitamin A, C…

Đây cũng là thời điểm bạn nên quan tâm đến vấn đề rạn da khi mang thai. 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này, và khi những vết rạn da xuất hiện, bạn khó có thể làm gì để “đuổi” chúng đi một cách hiệu quả. MarryBaby mách bạn những mẹo ngăn ngừa rạn da: Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá nhiều khi mang thai, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, sử dụng kem dưỡng da hoặc dầu dừa giúp tăng độ ẩm và độ đàn hồi cho da.
5/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Bắt đầu những bài tập nhẹ nhàng
Không chỉ 3 tháng đầu tiên mà trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu nên duy trì một chế độ tập luyện liên tục để tăng cường sức khỏe và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ. Theo nghiên cứu, những mẹ bầu thường xuyên vận động khi mang thai sẽ vượt cạn dễ dàng và nhanh chóng hơn những mẹ bầu “lười” tập thể dục.
Đi bộ nhẹ nhàng là hoạt động lý tưởng cho mẹ bầu trong giai đoạn này. Đi bộ sẽ không làm bạn quá mệt mỏi và có thể thích hợp với hầu hết tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để nhận được những lời khuyên hợp lý.

Trong 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu nên làm những điều này!

Thai kỳ được chia ra nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khác nhau. Do đó, tùy vào các giai đoạn mang thai mà các bà mẹ tương lai nên có chế độ chăm sóc cơ thể phù hợp.



Theo các chuyên gia y tế thế giới, các mẹ bầu trong 3 tháng đầu nên làm những điều dưới đây để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ lẫn con.

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Phụ nữ mang thai cần được cung cấp các loại dinh dưỡng phù hợp cho chính cơ thể mình cũng như duy trì nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho bào thai. Bổ sung Vitamin và khoáng chất đúng cách trong thời gian mang thai, sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ xuất hiện các vấn đề bất thường về não và tủy sống của thai nhi về sau này, đồng thời giúp bà mẹ tránh được một số bệnh.

Theo các chuyên gia y tế Mỹ, axít folic và vitamin D là những dưỡng chất quan trọng nhất mà cơ thể cần trong ba tháng đầu tiên mang thai.

Hạn chế uống cà phê



Uống cà phê với lượng vừa phải sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, nếu các bà bầu ở giai đoạn “tam cá nguyệt thứ nhất” hấp thụ quá 200mg chất caffeine mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề xấu ở thai nhi, thậm chí là sẩy thai.

Bên cạnh cà phê, bạn cũng nên kiểm soát hấp thụ caffeine có chứa trong nước uống sô-đa và các loại trà, các chuyên gia y tế Mỹ khuyến cáo

Ăn uống lành mạnh

Đối với những thai phụ khỏe mạnh thì ba tháng đầu mang thai chưa cần thiết ăn quá nhiều, vì thai nhi còn nhỏ, bà bầu chỉ nên ăn nhiều hơn bình thường một chút.

Đối với những thai phụ vốn dĩ đã gầy yếu, chưa đủ cân, sức khỏe kém thì thời điểm này nên bổ sung dinh dưỡng để tăng cân, chuẩn bị khi thai nhi lớn dần thì có đủ dinh dưỡng để nuôi bào thai khỏe mạnh.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý phải cân đối dinh dưỡng giữa chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và các khoáng chất. Chất đạm có nhiều trong cá, tôm, cua, thịt, đậu …; chất đường bột có nhiều trong cơm, ngô, khoai, sắn…; chất béo nên hấp thụ từ đậu phộng, mè, dầu ô liu, cá hồi… Ngoài ra, nên bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, tôm, cua…; thực phẩm giàu sắt như thịt bò, mộc nhĩ, nấm hương, rau muống… Đồng thời, nên uống 2 ly sữa tiệt trùng mỗi ngày để cung cấp chất dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn con.
Không uống rượu, bia

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học New Mexico (Mỹ), phụ nữ mang thai dùng thức uống chứa cồn dù ít, cũng có thể làm ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển não bộ của thai nhi.

Cho tới nay, giới y tế vẫn cho rằng, hạn chế bia rượu ở mức 1 ly nhỏ mỗi ngày là an toàn đối với thai phụ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu nói trên, việc uống như vậy, nhất là trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, có thể ảnh hưởng xấu đến khu vực não chỉ huy khả năng học tập và trí nhớ của thai nhi.

Do đó, các thai phụ tuyệt đối không nên uống bia, rượu và hút thuốc lá. Thay vào đó, nên uống nước lọc hoặc nước ép trái cây để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nhận biết các thực phẩm cần tránh

Khi mang thai, điều quan trọng là bạn phải tránh các loại thực phẩm chưa được nấu chín, sữa chua chưa tiệt trùng vì chúng chứa nhiều độc tố, vi khuẩn có thể gây hại cho thai nhi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số thực phẩm không tốt cho thai phụ thường là thơm (dứa), cá chứa thủy ngân, khoai tây mọc mầm, pa-tê... Vì vậy, bạn không nên ăn những loại thực phẩm này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và con.
Nhận biết các thực phẩm cần tránh

Khi mang thai, điều quan trọng là bạn phải tránh các loại thực phẩm chưa được nấu chín, sữa chua chưa tiệt trùng vì chúng chứa nhiều độc tố, vi khuẩn có thể gây hại cho thai nhi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số thực phẩm không tốt cho thai phụ thường là thơm (dứa), cá chứa thủy ngân, khoai tây mọc mầm, pa-tê... Vì vậy, bạn không nên ăn những loại thực phẩm này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và con.

Kiểm soát stress

Căng thẳng trong thai kỳ có thể gây ra chứng trầm cảm ở bà bầu, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng tự kỷ ở trẻ sau này.

Hãy xem thời gian mang thai và sinh con là cơ hội thư giãn tuyệt vời để tận hưởng niềm vui và hạnh phúc được làm mẹ.

Tránh tiếp xúc hóa chất



Các hóa chất độc hại từ các sản phẩm tẩy rửa như xà bông giặt đồ, nước rửa chén, thuốc tẩy nhà vệ sinh... có thể thấm qua da và gây hại cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Do vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc với hóa chất bằng cách đeo găng tay cao su mỗi khi làm vệ sinh các vật dụng trong gia đình.

Tập thể dục cơ sàn chậu

Các chuyên gia y tế Mỹ cho biết, tập thể dục phần cơ sàn chậu trong ba tháng đầu mang thai cũng là điều cần thiết nhằm giảm nguy cơ bị tiểu són trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh con.

Mẹ bầu 3 tháng nên ăn gì để tốt cho sức khỏe thai nhi?

Mặc dù bụng bầu chưa hề lộ rõ nhưng những triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi, đi tiểu nhiều luôn khẳng định cho mọi người biết bạn đang có bầu.



Mặc dù bụng bầu chưa lộ rõ những ẩn sâu bên trong tử cung, một em bé đang phát triển mạnh mẽ theo từng giây, từng phút. Lúc này, thai nhi đã làm tổ an toàn trong tử cung và các cơ quan chính trên cơ thể cũng đang dần hoàn thiện. Từ tóc, chồi răng, móng tay… tất cả sẽ xuất hiện vào cuối tháng thứ 3 này.

Một điều các mẹ cần đặc biệt chú ý là hiện tượng sảy thai sẽ rất dễ xảy ra ở những tuần thai của tháng thứ 3. Vì vậy mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu cơ thể, đồng thời có lối sống khoa học, ăn uống đầy đủ dưỡng chất để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.

Mang thai tháng thứ 3 nên ăn gì?

Nếu bạn vẫn đang chống chọi với những cơn ốm nghén, nôn ói thì may mắn là đây sẽ là những tuần cuối rồi. Bước vào tháng thứ 4, mẹ sẽ không còn ốm nghén, đau tức ngực hay đau nhói bụng… Mẹ cần chú ý bổ sung những thực phẩm để giúp giảm chứng ốm nghén và chứa đầy đủ dưỡng chất cho em bé phát triển.


Buồn nôn, nôn ói rất có thể sẽ đạt đỉnh điểm ở những tuần cuối tháng thứ 3 này, vì vậy mẹ cần chú ý bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B6 như hoa quả họ nhà cam, quýt, trứng, các loại rau lá xanh, khoai tây…

Trái cây tươi

Trái cây tươi là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin, nước và chất xơ cũng như chất chống oxy hóa tự nhiên… rất tốt cho mẹ bầu bị ốm nghén.

Thịt

Nếu mẹ ăn được thịt, hãy đừng ngần ngại bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày, chỉ cần lưu ý ăn thịt được chế biến chín kỹ là được. Những loại thịt như thịt gà, thịt bò, cá… là nguồn cung cấp khoáng chất, protein… rất có lợi cho mẹ bầu và thai nhi.

Folate

Vào tháng thứ 3 thai kỳ, các cơ quan chính trong cơ thể bé vẫn tiếp tục phát triển nên mẹ vẫn cần bổ sung folate đều đặn.

Sữa



Sữa cần thiết cho cả thai kỳ của mẹ bầu cũng như thời gian cho con bú. Sữa và các sản phẩm từ sữa đã tiệt trùng chứa nhiều canxi, khoáng chất nên mẹ chớ bỏ qua mỗi ngày.
Mang thai tháng thứ 3 không nên ăn gì?

Thực phẩm được chế biến sẵn

Những loại thực phẩm được chế biến sẵn như bánh mì kẹp thịt, pizza, gà chiên rán… nghe có vẻ hấp dẫn nhưng rất có thể không đảm bảo vệ sinh và gây nhiễm bệnh nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.

Hải sản tái, sống

Hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao và đồ ăn được chế biến tái, sống không bao giờ được khuyến khích dành cho mẹ bầu.

Sữa chua tiệt trùng

Bất cứ loại sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng đều có thể chứa vi khuẩn salmonella gây hại cho sự phát triển của em bé.

Nguồn: webgiadinh.org